XtGem Forum catalog
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  VƯƠNG QUỐC NHỮNG KẺ LẠ MẶT


Phan_3

Lục trong túi, ông tìm thấy chìa khóa. Cô đã đưa nó cho ông từ một năm trước, và ông đã gài nó trong chùm chìa khóa, treo nó lủng lẳng ở đó như thể đó là chìa khóa nhà của chính mình. Ông chưa bao giờ dùng đến nó cả, và không chắc liệu nó có mở được cửa hay không. Nhưng chiếc chìa khóa đã trượt vào ổ, và cửa mở.

Căn hộ tối om. Sự yên lặng khiến ông bồn chồn. Cô luôn mở nhạc, ti vi, đài phát thanh al-Jazeera lặng lẽ nhấp nháy trong phòng. Thức ăn đang nấu trên bếp. Ông đứng im lặng và băn khoăn một điều duy nhất: cô ấy đâu rồi?

Cảm thấy kỳ dị như một kẻ không mời mà đến, ông đặt mình xuống tràng kỷ và cố liên lạc với cô bằng điện thoại di động. Tiếng hòm thư thoại cất lên ngay từ hồi chuông đầu tiên, nghĩa là điện thoại đã tắt.

Ông bước thẳng sang nhà hàng xóm. Iman và Asma rõ ràng là một cặp đồng tính nữ nhưng luôn tự xưng là chị em. Bọn họ chung vách với căn hộ của Sabria, và những đêm hè tĩnh lặng khi tiếng động từ phòng ngủ của họ vọng sang qua vách ngăn tường, Ibrahim nằm đó tự hỏi liệu những người phụ nữ này có bao giờ bị bắt quả tang không và ai sẽ nhớ đến họ nếu họ bị xử tội. Họ dường như tồn tại trong thế giới của riêng mình.

Họ chỉ là những người hàng xóm đến ở đây, thi thoảng có chào hỏi Sabria. Asma mở cửa và chăm chú nhìn ông với vẻ khang khác từ khi Sabria nói với họ ông là cảnh sát.

“Tôi chỉ muốn hỏi thăm hôm nay cô có thấy Sabria không?” Ibrahim nói.

Cô ta lắc đầu. “Tôi không thấy cô ấy từ hôm qua rồi.”

“Cô có nghe thấy tiếng cô ấy đi ra ngoài không?”

“Không. Sao vậy? Cô ấy không ở nhà à?” Ngay cả Asma có vẻ cũng thấy chuyện này kỳ quặc. “Có thể cô ấy đi chợ chăng?”

“Tôi lại nghĩ là cô ấy ở nhà.”

Asma gọi Iman, và cả hai đứng đó nhớ lại xem lần cuối cùng họ gặp Sabria là khi nào. Khi mọi việc ngã ngũ thì thực tế là đã hai hôm nay họ không gặp Sabria. Nhưng Iman chắc chắn đã nghe tiếng gì đó từ căn hộ của Sabria chiều muộn ngày hôm nay.

“Có vẻ cô ấy ở nhà.” Ibrahim nói. “Tôi nghe thấy tiếng ti vi.”

“Vâng, cảm ơn hai cô.” Ibrahim nói. “Nếu thấy cô ấy thì nhắn giúp cô ấy gọi cho tôi nhé.”

Ông quay lại căn hộ. Ông không nói chuyện với Sabria từ đêm trước. Nhưng lẽ ra cô phải ở đây như mọi khi chứ, vui vẻ chào đón ông. Cười tươi. Cho ông ăn gà, cơm và cả một tô halawa(1) trộn với kem. Sà vào vòng tay ông khi ông ngồi mê mẩn ngắm cô trước bữa ăn tối, đánh thức ông bằng đôi tay ấm áp và cặp đùi săn chắc khi cô leo lên người ông.

Ông nhìn quanh căn hộ một lần nữa. Không thấy dấu hiệu nào của việc đột nhập trên khung cửa, hay tay nắm cửa. Cửa sổ vẫn khóa. Không có gì khác thường. Chỉ có chiếc xắc tay, chìa khóa và điện thoại di động là biến mất. Hẳn là cô đã đi đâu đó. Rồi sẽ lại là một lời giải thích ngớ ngẩn. Nhưng ông không thể nghĩ được nó là gì. Mỗi khi một ý nghĩ lóe lên, ông cảm nhận được một nỗi hoảng sợ thoáng qua, những gợn sóng của tâm trạng xáo động trước khi ý nghĩ lắng chìm dần. Ông ngạc nhiên rằng mọi thứ có thể xảy đến dễ dàng như vậy - thứ quan trọng trong cuộc đời người ta có thể vội vàng và âm thầm biến mất.

(1) Một loại đồ tráng miệng bằng nhiều thành phần như bơ, bột, đường… trộn với nhau.

Chương 4

Điều tồi tệ nhất là không có ai để trò chuyện.

Ông nằm trằn trọc, nhìn chăm chăm vào khung cửa sổ bằng gỗ trong phòng khách nam. Bình minh còn chưa ló dạng, thậm chí vẫn chưa đến giờ cầu nguyện đầu tiên trong ngày, nhưng ông đã tỉnh giấc, hoang mang khi nghĩ đến Sabria.

Trong suốt năm năm ông quen biết cô, cô chưa bao giờ đúng giờ hẹn cả. Nhưng hai năm ở bên nhau, cô chưa lỡ hẹn một lần nào. Họ chưa có một cuộc hẹn hò nào đúng nghĩa cả, nhưng họ gặp nhau ba hoặc bốn lần một tuần. Giá như ông có thể nói với Omar chuyện gì đang xảy ra, anh trai ông, trong phạm vi thẩm quyền của mình, sẽ có câu trả lời. Nhưng Ibrahim phải nói gì đây: em đã có người tình hai năm nay và giờ cô ấy đã bỏ đi?

Thật dễ dàng để đổ lỗi cho sự hoang tưởng của ông vì đã phát hiện ra những tử thi đó. Ông vẫn còn nhớ trước đây, khi ông làm việc ở Đội Trọng án lúc mới gần ba mươi tuổi. Mỗi khi có một vụ án mạng nào, ông đều thấy hốt hoảng nếu có chuyện gì đó xảy ra trong gia đình. Lúc này, hơn bao giờ hết, ông cần cả quãng đời còn lại để giữ được cái cấu trúc bí mật và mong manh đó của cuộc đời mình.

Phải có ai đấy biết cô đang ở đâu chứ. Cô không có nhiều bạn bè. Hằng ngày cô làm việc ở một khu mua sắm dành cho phụ nữ. Các đồng nghiệp của cô đối với ông là bí ẩn như bất cứ người lạ mặt nào sau chiếc mạng che. Gia đình cô sống ở Indonesia, hoặc giờ có lẽ đã trở về Philipines. Cô không bao giờ nhắc đến họ, ngoại trừ người mẹ đã khuất.

Tâm trí ông ngổn ngang bởi những khả năng có thể xảy đến. Chúng chạy dọc ngang cắt nát các giao lộ, mặc kệ khách bộ hành, lao đi trên những tuyến đường cao tốc bao quanh khu đô thị của những vấn đề mà chỉ mới đêm trước thôi không hề tồn tại. Cô đã chán ông rồi chăng? Cô bỏ đi vì ai khác chăng? Tại sao không có đến một lời nhắn để lại? Ai đó đã đưa cô đi rồi sao? Cô là người ẩn danh. Có người nào mà lại biết cô ở đó được cơ chứ?

Ông nghĩ đến vài người có thể muốn hại cô. Tên chủ cũ của cô chẳng hạn, tên đê tiện đã hãm hiếp cô khi cô còn là người giúp việc trong nhà hắn. Nhưng tên khốn đó đã trở thành dĩ vãng đau buồn, chẳng bao giờ nhắc đến hắn nữa làm gì. Mà việc gì hắn phải theo dõi cô cơ chứ? Nếu có khả năng nào như thế, hay thậm chí chỉ là dấu hiệu đe dọa thôi, cô hẳn đã nói ngay với ông rồi.

Có thể có kẻ trong vụ nào đấy của cô ở Đội Điệp vụ muốn trả thù chăng. Năm năm về trước, cô đã làm việc cho Đội Điệp vụ, đó cũng là lúc họ gặp nhau. Cô đã thực hiện một số nhiệm vụ cùng Ubayy al-Warra trước khi làm việc với Ibrahim. Ông phụ trách phá một vụ mạng lưới ăn cắp là nữ giới và cần một người thâm nhập nào đó. Rất khó tìm được một phụ nữ phù hợp cho nhiệm vụ này, chứ chưa nói đến việc người đó phải thật tài giỏi. Sabria là một trường hợp xuất sắc.

Sau này cô cho rằng đó là một công việc quá vất vả đối với cô. Ông nắm rõ tất cả các vụ cô cộng tác với ông, nhưng ông không biết mấy về hàng tá những vụ khác mà cô thực hiện trong vòng hai năm làm việc với Warra. Cô không nói gì về những vụ đó ngoại trừ việc chúng chẳng thú vị gì.

Tòa nhà trở nên náo động. Ông tựa đầu vào tường và kiểm tra điện thoại. Không có cuộc gọi nào. Rất ít người có thể hiểu được chuyện ông đanh quan hệ với một phụ nữ mà không cưới xin, và đó lại là những người rất thân với gia đình ông. Ông không tin họ sẽ không nói gì, và ông cũng không thích những người nắm giữ những bí mật bất lợi ở bên cạnh mình. Chỉ Sabria mới có đặc quyền đó.

Họ không cưới hỏi vì Sabria đã kết hôn. Cô bị tên chủ cũ của mình ép buộc, chính cái tên đã hãm hiếp cô, bỏ rơi cô, và chẳng lạ nếu hắn cũng bạo hành với một cô giúp việc mới khác cùng thời điểm ấy, Mahmoud Halifi. Hắn đã biến mất hơn năm năm trước, không lâu sau khi Sabria trốn thoát khỏi nhà hắn. Ibrahim nhận ra nếu cô gặp lại Halifi thì cô có thể hành động thiếu suy nghĩ. Cô mang theo một lọ xịt hơi cay và lại giỏi kungfu nữa, nhưng Halifi to gấp hai lần cô, cơ bắp lực lưỡng, hung bạo và thú tính. Hắn có thể dễ dàng áp đảo cô.

Halifi hãm hiếp Sabria rất nhiều lần, đến khi Sabria có thai thì hắn mới ép cô phải cưới hắn. Họ đã tiến hành một buổi lễ khoảng hai phút trong phòng khách của hắn, và tên khốn đó đã thông báo cho phòng công chứng, để biến buổi hôn lễ đó thành hoàn toàn chính thức. Một tuần sau đó Sabria bị sảy thai. Để ly hôn, cô phải tìm được hắn, và cô không để tâm đến việc đó trong suốt năm năm qua.

Việc cô và Ibrahim không lấy nhau không khiến cô băn khoăn nhiều như chính Ibrahim. Nhưng khi ông suy nghĩ thật kỹ càng, thì chuyện này sẽ dẫn đến một kết cục nào đó, chẳng hạn như việc vợ ông sẽ âm thầm giết hại ông trong khi ông đang ngủ, hoặc tìm cách để gia đình và bè bạn ông lánh xa ông suốt cả quãng đời còn lại.

Ông tỉnh dậy, mặc quần áo, và cố để rời khỏi nhà mà không phải nói chuyện với Jamila, mặc dù điều đó có nghĩa là không thể ăn sáng với cặp song sinh mười tuổi. Ông gửi tin nhắn hai đứa rằng ông sẽ gặp chúng sau bữa tối và hỏi xem liệu chúng có nhớ thứ Năm này họ đã hẹn đi ăn kem không? Cả hai đều nhắn lại với hình mặt cười vui sướng.

Ông đến căn hộ của Sabria và nhìn bao quát một lần nữa. Vẫn trống không. Ông sang hàng xóm thì họ nói đêm qua cô không về nhà. Ông trở lại căn hộ, ngồi bên bàn ăn trong bếp, và bắt đầu gọi điện tới các bệnh viện.

Chương 5

Qua lời bán tán thì rõ ràng là Sở khá tự hào về việc họ không có chuyên gia về tội phạm giết người hàng loạt nào. Thực ra, đó là vấn đề về lòng tự hòa dân tộc, rằng họ không cần đến một người như vậy. Nhưng trên mặt họ vẫn còn có sự khao khát nhất định khi biết rằng một người Mỹ sẽ sắp bước vào phòng để giảng hòa vài điều mà chỉ người Mỹ mới biết. Và họ sẽ, lịch sự hơn bao giờ hết (Ibrahim có thể thấy bọn họ lên kế hoạch khôn khéo đến thế nào), trách móc nước Mỹ vì việc đã mang bạo lực đến một quốc gia trong sáng như thế này, một quốc gia tuy không phải là miễn dịch với bạo lực, nhưng chắc chắn không bao giờ lại đẻ ra một thứ Hannibal Lecter (1) cả. (Ông chắc rằng có nhiều người trong căn phòng này không biết rằng Lecter chỉ là một nhân vật hư cấu). Còn có cả sự háo hức nữa, nó nói lên rằng Rất tốt, chúng tôi có thể sinh ra Osama bin Laden, nhưng các ông đã tạo ra một loại vi – rút Jeffrey Dahmen (2) lây truyền khắp thế giới, và đó là tại sao chỉ có các ông mới có vác- xin.

(1) Nhân vật bác sĩ giết người hàng loạt trong series tiểu thuyết của Thomas Harris, nổi tiếng nhất với bộ phim chuyển thể Sự im lặng của bầy cừu.

(2) Jeffrey Dahmen là tên sát thủ hàng loạt đã giết và ăn thịt 17 người. Hắn bị giết trong tù 1994.

Ibrahim tình cờ nghe được ai đó thì thào: “Anh có nghĩ ông ta sẽ nói về Ed Bundy không?”.

“Ted Bundy (3)!” Daher vừa lớn tiếng chữa lại, vừa đập vào gáy tay sĩ quan kia.

(3) Ted Bundy là tên sát nhân hàng loạt nổi tiếng đã bị tử hình năm 1989. Hắn được coi là đã sát hại ít nhất 100 phụ nữ.

Đó là khoảng thời gian cuối tuần dài dằng dặc. Ibrahim lúc nào cũng lo nghĩ về Sabria, nhưng hiện giờ, khi nhìn thấy cả phòng hợp đông kín người, ông cố gắn cất giữ hình ảnh của cô trong tâm trí mình tập trung vào vụ án.

Một số sĩ quan không có mặt, và một nửa số nhân viên pháp y vẫn còn ở ngoài hiện trường. Bọn họ phải hoàn tất công việc di dời các thi thể để đưa đi khám bệnh, nhưng trong hai mươi tư giờ vừa qua, các nhân viên pháp y đã khám phá thêm một điều: hung thủ đã chôn một bàn tay bị chặt ngay gần thi thể của chính bàn tay đó. Điều này đã gợi ý cho các nhân viên pháp y và đội khai quật hiện trường mở rộng phạm vi ra xung quanh các thi thể để tìm thêm bằng chứng. Bọn họ tìm thấy hai bàn tay nữa được chôn gần một cái xác khác, nhưng chỉ có vậy.

Ibrahim ngạc nhiên rằng ông vẫn là người chịu trách nhiệm về vụ án này. Riyadh chuyển ông ra khu vực sa mạc vì ông đã điều tra ra vụ trọng án mười năm nay rồi. Giờ thì đột nhiên ông thấy mình nắm vị trí cao nhất của một vụ án có thể được gọi là nghiêm trọng nhất trong mười năm trở lại đây. Phía cuối phòng, mấy tay thám tử mới vào nghề của Sở tụ tập thành một nhóm: Osama, Abu-Haitham, chàng kều cục mịch Yasser Mu’tazz, cùng hai người nữa mà ông không thể nhớ tên.

Ngay khi viên cảnh sát người Mỹ xuất hiện, tất cả sự mong đợi đều sụp đổ. Ibrahim gần như có thể nghe thấy tiếng Chết tiệt! đồng thanh vang lên như một dàn hợp xướng trong tâm tưởng, được nổi tiếp bởi một tiếng hít vào thật sâu khi Tiến sĩ Charlie Becker bước vào phòng. Cô có gương mặt trắn sứ mịn màng, chiếc áo sơ-mi cài cúc trễ như một sự chế nhạo lòng can đảm của đàn ông Ả Rập Xê-út: trắng muốt và lỏng lẻo, nhưng bám sát người rất đúng chỗ. Cô thậm chí chẳng đeo khăn trùm đầu, và mái tóc dài mềm mại màu đỏ nâu bồng bềnh đến mức mỗi cử động đều khiến nó dường như sinh động hẳn.

Cô có vẻ bối rối giây lát, như thế bước vào nhầm phòng, tại một đất nước xa lạ nào khác. Cô quay lại nhìn người hướng dẫn của mình, Chánh Thanh tra Riyadh, người đang sải bước lên trước, gật gật đầu với cô trước khi tại vị ngay phía trên đám lính của mình với vẻ cương nghị cẩn trọng.

“Thưa quý vị, tôi xin được giới thiệu tới quý vị chuyên gia FBI của chúng ta về lĩnh vực giết người hàng loạt, Tiến sĩ Charlie Becker, người đã vui lòng bay tới đây từ một hội nghị ở Dubai.” Qua giọng Riyadh, rõ ràng là ông cũng không hề biết Tiến sĩ Becker lại là phụ nữ cho đến khi cô xuất hiện. “Tiến sĩ Becker không nói tiếng Ả Rập, nhưng Sĩ quan Kazaz đã được đề nghị sẽ phiên dịch.” Mọi ánh mắt đều dồn về phía Kazaz như thể anh ta vừa được xức dầu phong vua.

Ibrahim để ý thấy người ông của nhóm Murrah là Talib al-Shafi, người chịu trách nhiệm phần lớn các công việc dò tìm dấu vết tại hiện trường. Ông đứng bên cửa ra vào, gày gò với mái tóc xám dày được tết lại và vấn lên dưới khăn đội đầu. Khi Charlie bước vào phòng, ông soi xét kỹ cách đi của cô, nhìn đôi bàn chân cô, như thể thấy chúng là chấp nhận được, sau đó quay bước bỏ đi.

“Cảm ơn quý vị đã chào đón tôi.” Charlie lên tiếng khiến mọi người ngạc nhiên. Chắc cô không hiểu được âm điệu cao và sặc nét trong giọng cô đã dội vào các bức vách mà từ lâu lắm rồi không được biết đến thanh âm phụ nữ. Cô nhận ra hiệu ứng những lời nói của mình trên nét mặt những người đàn ông và hơi đỏ mặt trước khi tiếp tục. “Tôi được đào tạo thành chuyên gia về tâm thần học nhưng tham gia FBI với tư cách một chuyên gia về hành vi lệch lạc, còn hiện tại tôi đang chuyên tâm đặc biệt vào những tên giết người hàng loạt. Tôi được biết các anh đang có một vụ như vậy.”

Một số gật gật đầu, nhưng toàn bộ số còn lại thì chết lặng bởi cử chỉ của cô, vừa yếu đuổi lại vừa tự tin, nhất là khi mái tóc của cô lấp loáng dưới ánh đèn huỳnh quang. Hầu hết mọi người trong phòng có khả năng nghe tốt để hiểu cô đang nói gì. Việc dịch nói chỉ là hỗ trợ thêm. Ibrahim bước lên trước.

“Tiến sĩ Becker,” ông nói, “cảm ơn cô đã nhận lời đến đây. Tôi là Thanh tra Ibrahim Zahrani và là người phụ trách vụ án này. Đúng là chúng tôi có vẻ đang có một vụ giết người hàng loạt và chúng tôi đánh giá cao bất cứ điều gì cô có thể cho biết.”

“Tôi nên hiểu là các anh chưa từng gặp vụ giết người hàng loạt nào trước đây chăng?”

Khi câu hỏi được chuyển ngữ xong nó đã làm nổ ra một cuộc tranh luận. “Tất nhiên là chúng tôi đã từng gặp những vụ giết người hàng loạt.” Daher nhấn mạnh bằng tiếng Ả Rập. “Cô ta nghĩ chúng ta hoàn toàn chậm tiến hay sao vậy?”

“Nói cho cô ta biết về vụ Yanbu đi.” Ai đó lên tiếng.

“Cô ấy đã biết vụ đó rồi.” Người phiên dịch trả lời. “Cô ấy đang muốn hỏi cụ thể trường hợp của Sở ta kìa. Có ai trong phòng này trước đây đã xử lý một vụ giết người hàng loạt không?”

“Có.” Từ phía cuối phòng Osama lên tiếng. “Tên sát thủ ở nhà chứa.”

Kazaz chuyển ngữ câu trả lời đó.

“Đó là kiểu giết người rải rác.” Charlie lên tiếng, ngay lập tức chấm dứt việc bàn luận. “Giết người rải rác là một loại khác biệt. Kẻ sát nhân thường bị cám dỗ bởi bản tính khát máu. Một tên giết người hàng loạt thì tỉ mỉ hơn thế rất nhiều và thường chúng sẽ cẩn trọng hơn.”

Ibrahim thấy Katya Hijazi lẻn vào phòng. Cô đứng ngay sát cửa và cố tỏ ra như thể mình cũng là một phần của đám đông ở đây. Charlie cũng nhận thấy sự có mặt của Katya, liền mỉm cười với cô, và ngập ngừng điều đang nói khiến mọi người trong phòng quay sang nhìn Katya chằm chằm. Cuối cùng thì Charile lên tiếng: “Xin chào” với vẻ mặt có phần lấy làm tiếc về việc đó. Katya trông như chỉ muốn tát cho Charlie một cái.

“Dù sao thì,” Charlie nói tiếp, “bước quan trọng nhất trong việc điều tra vụ án kiểu này là xác định được vấn đề các anh đang phải đối mặt là gì. Và các anh đã đi được nửa đường rồi. Các anh đã biết được hắn là một tên giết người hàng loạt. Cho đến khi nhận diện được một số nạn nhân, không ai có thể nói một cách cụ thể về tên sát nhân này được – thí dụ như hắn có thể gặp gỡ những phụ nữ này ở đâu, hắn ta sống ở khu dân cư như thế nào, hắn có thể làm nghề gì, gia đình ra sao, hay các mối quan hệ xã hội của hắn như thế nào. Chính vì vậy tôi sẽ nói với các anh những gì chúng tôi biết về tội phạm giết người hàng loạt, sau đó tôi sẽ nói khái quát về vụ án các anh đang có, giả sử là chúng ta đã biết quy luật giết người của hắn.”

Khi người phiên dịch nói xong, trong phòng chỉ nghe thấy tiếng ro ro của không khí lưu chuyển qua lỗ thông hơi của hệ thống điều hòa nhiệt độ.

“Đối với hầu hết những tên giết người hàng loạt, khởi nguyên đều từ sự mộng tưởng.” Charlie nói. Có người đưa mời cô một chai nước, cô mở nó và nhấp một ngụm. “Ai cũng có mộng tưởng của mình, phải không ạ? Có người mộng tưởng được làm sếp, có người lại mong muốn vợ mình yêu mình hơn bất kỳ ai trên thế giới này. Dù đó là điều gì đi nữa, thì hắn cũng là điều bình thường.”

Ibrahim nghe tiếng ai đó bên cạnh thì thào nói khẽ “Ayyyyyyywa” Đúngggggggg. Ông ngờ rằng đó là Daher.

“Hầu hết những tên sát nhân đều có động cơ rõ ràng và dễ hiểu- sự tham lam, sự giận dữ, sự trả thù – nhưng đối với những tên giết người hàng loạt, động cơ chính lại mang tính cá nhân, tính nội tâm, và khó có thể nắm bắt được hoàn toàn. Nó giống như sự cưỡng bách. Những vụ án mạng do chúng gây ra nhằm thỏa mãn nhu cầu nội tại, biến những mộng tưởng mà chúng nuôi dưỡng, thường trong một thời gian dài, trở thành hiện thực. Có khi là từ thời thơ ấu, sự mộng tưởng của chúng rất tàn bạo. Chúng thường liên quan đến những hành vi ác dâm và làm biến dạng cơ thể con người. Ở đây chúng ta nhìn thấy sự biến dạng cơ thể trong vụ án của các anh.” Cô đưa mắt nhìn tấm bảng trắng với những bức hình của mười chín khuôn mặt đã bị biến dạng được treo ngay ngắn theo hàng. “Nhưng điều quan trọng cần biết về những mộng tưởng đó là chúng giống như sự nghiện ngập. Tôi hiểu các anh không có những tệ nạn như đánh bạc hay rượu chè hoặc thậm chí là ma túy ở đây. Nhưng hẳn các anh đều biết về chúng, và chắc đã được thấy chúng.”

“Điển hình nhất, rượu thường đi liền với một vấn đề hoặc một nỗi đau nào đó, và mộng tưởng cũng vậy. Chính vì thế mà kẻ giết người thường bám vào mộng tưởng của hắn để cảm thấy thoải mái hơn. Hắn sẽ nuôi dưỡng nó trong nhiều năm, và giống như chứng nghiệm ngập vậy, nó lớn đến mức mà hắn cần phải mộng tưởng nhiều hơn để duy trì sự hưng phấn. Một vại bia không thể khiến người ta say, nên một kẻ nghiện rượu sẽ phải bắt đầu với mười bại, hoặc có thể là hai mươi. Đối với kẻ sát nhân, hắn đạt đến độ mà hắn cần để biến mộng tưởng của hắn thành hiện thực.”

Charlie đưa mắt nhìn khắp căn phòng. Lúc này cô đã tự tin hơn, không còn vẻ ngượng ngùng nữa. Cô nhận thấy có điều gì đó trên nét mặt Daher, và lên tiếng: “Anh có câu hỏi gì chăng?”

Anh ta lắc đầu.

“Không sao, xin cứ tự nhiên.” Cô nói. “Anh…?”

“Daher.” Anh ta hắng going. “Waseem Daher.” Thật buồn cười khi thấy anh ta tỏ ra không thoải mãi lắm. “Tôi chỉ đang băn khoăn… Hắn điên dại, phải vậy không? Hắn cho rằng chuyện là bình thường khi giết người để thỏa mãn mộng tưởng bệnh hoạn của mình. Tại sao lại như vậy?”

“Câu hỏi rất hay. Các chuyên gia tâm thần học gọi những người này là bệnh nhân tâm thần hay kẻ bệnh thái nhân cách, tùy vào một số yếu tố nhất định. Tuy nhiên ngày nay người ta thường gọi chúng là những kẻ mắc chứng rối lại nhân cách chống xã hội, nói tắt là ASPD (4). Tóm lại, nó có nghĩa là chúng không có lương tri như anh hay tôi. Chúng thường không có khả năng yêu thương, tức là không phát triển các mối quan hệ lâu dài trừ phi có động cơ rõ ràng cho mối quan hệ đó, như tình dục hoặc tiền bạc chẳng hạn. Chúng bốc đồng và hung hăng. Nhưng khía cạnh rõ nét nhất đó là chúng hoàn toàn không có cảm giác tội lỗi.”

(4) ASPD: Antisocial personality disorder.

“Vì vậy nên chúng không hiểu cách hành xử với con người?”

“Thực - ra- là,” Charlie nói, “chúng không cảm nhận được những gì mà người bình thường cảm thấy, nhưng chúng hiểu con người ở một mức độ đáng kinh ngạc. Chúng có khả năng lừa gạt những người thân thiết nhất của mình – như thành viên trong gia đình, đồng nghiệp – và chúng có thể thực hiện điều đó một cách hoàn hảo bởi chúng hiểu những người này. Những đối tượng đó thường là những kẻ nói dối khôn ngoan. Và cực kỳ thông minh.”

Daher gật gật đầu với vẻ không thỏa mãn cho lắm.

“Liệu chúng tôi có nên tra cứu hồ sơ tội phạm để tìm ra tên giết người không?” Ibrahim hỏi.

“Được chứ.” Charlie đáp. “Các anh hoàn toàn có thể kiểm tra, nhưng có khả năng các anh sẽ không tìm được gì. Một số vụ án cho thấy những kẻ giết người hàng loạt có tiền sử về tội bạo hành, nhưng thật ra chúng thường rất, rất giỏi trong việc không để bị bắt. Còn nếu anh định tra cứu hồ sơ tội phạm, hãy tìm những đối tượng mắc chứng cuồng phóng và những kẻ xâm phạm đời tư cá nhân. Đó là những hành vi phạm tội phổ biến nhất trong giai đoạn của loại hình tội phạm này.”

Ibrahim gật đầu.

Các chuyên gia thường đề cập đến sáu giai đoạn của việc giết người.” Charlie nói tiếp. “Đây là các giai đoạn phân theo tâm thần học được xác định vào những năm tám mươi mà hầu hết các tên sát nhân đều trải qua. Tên sát thủ khởi đầu với mộng tưởng của hắn. Đây là giai đoạn một. Hắn thu mình trong thế giới nội tâm và nuôi dưỡng mộng tưởng đó. Giai đoạn hai sẽ là khi hắn bắt đầu tích cực đi tìm nạn nhân cho mình. Hầu hết những tên giết người đều bắt đầu ở một nơi quen thuộc, nơi nào đó mà chúng thấy thực sự thoải mãi. Có thể là con phố chúng hay qua lại hay quán cà phê gần nhà. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Nạn nhân của chúng phải đáp ứng được những đặc điểm như trong mộng tưởng.”

“Những giai đoạn tiếp sau có thể diễn biễn rất nhanh. Giai đoạn ba là khi kẻ giết người cố chiếm được lòng tin của nạn nhân. Giai đoạn bốn, hắn bắt giữ nạn nhân và tiết lộ hắn là ai. Năm, hắn giết người đó. Sáu, hắn suy sụp từ cực đỉnh của việc hiện thực hóa mộng tưởng của hắn. Giờ thì chúng ta hãy thử đưa ra một số ví dụ: tên sát nhân ngồi kế bên một phụ nữ trong quán bar.”

Daher nhăn trán lắc lắc đầu.

“Ồ, đúng vậy,” Charlie nói, “không phải quán bar. Các anh không có quán bar. Vậy là một nhà hàng.”

Daher lại lắc đầu lần nữa.

“Vâng, anh Daher?”

“Chuyện đó khó có thể xảy ra ở đây được. Đàn ông và phụ nữ ngồi ở những khu vực riêng biệt của nhà hàng.”

Charlie gật đầu. “Được thôi. Vậy xin cho biết ở đây làm thế nào mà đàn ông có thể tiếp xúc với phụ nữ? Ở nơi công cộng nhé.”

Những người đàn ông quay sang nhìn nhau. Người phụ nữ này có hiểu gì về Ả Rập Xê-út không nhỉ?

“Anh ta có thể nói chuyện với người phụ nữ trên đường phố.” Một giọng nói cất lên. Đó chính là Katya vẫn đứng gần cửa ra vào. Mọi người quay sang nhìn cô. “Những điều đó không có nghĩa là cô ta sẽ đáp chuyện. Nhiều khả năng là không.”

“Vậy trong trường hợp nào cô ta sẽ đáp chuyện?” Charlie hỏi.

“Nếu cô ta biết người đó.”

“Rất nhiều khả năng là cô ta không hề biết hắn. Kẻ sát nhân muốn nạn nhân là người lạ mặt.”

“Thôi được,” Katya nói. “Cô ta sẽ không nói chuyện với người đó, trừ phi, có lẽ vậy, anh ta cần cô ta giúp đỡ.”

Daher, người vẫn đang theo dõi cuộc trao đổi với cái vẻ mơ hồ trên nét mặt, nói xen nào: “Giống như Ted Bundy.”

“Tốt lắm.” Charlie nói, vẫn nhìn Katya. “Vậy có thể hắn sẽ lừa gạt cô ta bằng sự yếu đuối vờ vịt của mình. Hắn còn có thể tìm một phụ nữ ở đâu nữa?”

“Thực ra, cô ta có thể là người giúp việc của hắn.” Daher nói,

“Có lẽ không phải vậy.” Charlie nói. “Chí ít là không phù hợp lắm. Ở giai đoạn hai, khi tên sát nhân cố gắng tìm kiếm một nạn nhân hoàn hảo, hắn thường quan sát từ xa. Hắn tìm hiểu kỹ nạn nhân để tìm những biểu hiện giống với người phụ nữ trong mộng tưởng của hắn – và khi càng hiểu một ai đó, thì lại càng ít khả năng người đó giống với người trong mộng tưởng. Chính vì lẽ đó mà nhũng kẻ giết người tìm kiếm những đặc điểm bên ngoài, thường là về hình thể. Thí dụ như, Ted Bundy thích những phụ nữ có mái tóc rẽ ngôi giữa hơn.”

“Có lẽ,” Daher lên tiếng với điệu cười nhạt, “tên sát nhân của chúng tôi chẳng để ý kiểu tóc cá biệt nào đâu.”

Charlie cười nói với anh ta vẻ mỉa mai rồi quay lại phía Katya. “Được rồi. Vậy hắn có thể để ý những đặc điểm trên khuôn mặt phải không?”

“Có thể lắm.” Katya nói. “Hoặc chỉ là… dáng người chẳng hạn.”

“Rất tốt. Có thể là những phụ nữ có dáng người nhỏ bé. Hoặc mảnh khảnh.”

Riyadh từ nãy vẫn đứng ở một bên lên tiếng: “Tất cả các nạn nhân đều có chiều cao tầm từ mét tám đến mét chín. Và tất cả đều là người nhập cư, hầu hết từ các nước châu Á.”

“Một mét tám là khoảng bao nhiêu?” Charlie hỏi Katya.

“Gần sáu foot (5).” Katya đáp.

(5) Đơn vị đo chiều dài của Anh và Mỹ (1 foot ~ 0.3048m)

“Ồ, ra vậy. Như vậy là khá cao lớn.” Charlie quay về phía khán phòng sau khi tặng Katya một nụ cười bí hiểm. “Việc tìm kiếm những phụ nữ cao lớn trong các nhóm chủng tộc không phải hiện tượng phổ biến cho lắm, như vậy các anh đã biết một số điều về hắn: hắn thích những phụ nữ cao lớn người châu Á. Mục tiêu của hắn rất khác thường. Một trong những vấn đề chính của các anh là phải xác định xem tên sát nhân đã tìm và bắt nạn nhân như thế nào. Làm thế nào hắn chiếm được lòng tin của họ.”

“Có một cách phân loại quan trọng nữa đối với những tên giết người hàng loạt mà các anh sẽ muốn cân nhắc, đo là cách thức tổ chức. Hắn có tính tổ chức đến mức độ nào? Hay nói cách khác, hắn bày tính và thực hiện mộng tưởng của mình công phu đến mức nào? Lên kế hoạch cho một cụ giết người cần có thời gian và sức lực. Một số kẻ giết người sát hại nạn nhân ngay lập tức. Đó là loại vô tổ chức. Chúng có khuynh hướng hành động tùy tiện. Chúng cũng có khuynh hướng vô cùng khát máu và tàn bạo. Loại có tính tổ chức thì khác hắn. Chúng phân chia giai đoạn giết người – bao gồm năm giai đoạn tất cả - kéo dài trong vòng vài ngày thậm chí vài tuần. Thông thường chúng không giết nạn nhân ngay lập tức, và thậm chí nếu làm vậy, chúng không vứt bỏ xác của họ ngay. Chúng muốn duy trì việc tận hưởng cảm giác rùng rợn khi được nhìn ngắm nạn nhân bị hành hạ. Chúng muốn sự mộng tưởng đó kéo dài càng lâu càng tốt. Chuyện chỉ dừng lại khi chúng thấy chán ngấy. Bộ phim khoa học Hành vi của chúng tôi đã nghiên cứu cách phân loại này và nó còn mở rộng ra cả hiện trường vụ án. Loại giết người vô tổ chức thường để lại một hiện trường lộn xộn. Nhưng một kẻ có tính tổ chức thì lại tỉ mỉ và thường lập kế hoạch chính xác để che đậy mọi dấu vết của hiện trường. Ngoại trừ một thứ: vật tế.”

“Đó là cái gì vậy?” Kazaz, người phiên dịch, hỏi lại.

“Vật tế là một thứ tên sát nhân giữ lại sau khi giết người thông thường là một phần xác chết, nhưng nó cũng có thể là bất cứ thứ gì. Nó giống như một thứ chiến lợi phẩm, nhắc hắn về một trải nghiệm, và hắn có thể trở lại đó với khoái lạc hay niềm kiêu hãnh.”

“Những bàn tay.” Ibrahim lên tiếng.

Charlie nhìn ông, sự chú ý của cô như thể một chiếc đèn pha. “Vâng, hắn đã chặt tay của nạn nhân. Cả hai tay, phải vậy không thưa ông?”

“Đúng vậy.” Ibrahim đáp. “Hắn đã chặt đôi tay của những người phụ nữ đó, nhưng hôm qua chúng tôi đã tìm được ba bàn tay chôn gần những cái xác.”

“Chỉ có ba bàn tay thôi sao?”

“Vâng.”


Phan_1
Phan_2
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .